Sáng
ngày 02/12/2020, đoàn sinh viên trường Đại học Thăng
Long cùng các thầy cô đã có buổi tham quan trải nghiệm
tại Nhà máy Honda Việt Nam nhằm mục đích quan sát, học
hỏi và trải nghiệm thực tế quá trình sản xuất một
ra một sản phẩm mà cụ thể là chiếc ô tô Honda CRV và
trao đổi các khâu của quá trình logistics tại Nhà máy
Honda.
Đoàn gồm 5 thầy cô giáo từ khoa Kinh tế Quản lý, 1 nhân viên Trung tâm UEC-TLU và 55 em sinh viên tham gia buổi tham quan đã khởi hành vào lúc 06:00' sáng, đi trên 02 chuyến xe và đến công ty Honda Việt Nam vào lúc 8:25' do có 1 chiếc xe gặp sự cố nên có sự chậm trễ so với dự kiến 30 phút. Tuy nhiên, các thầy cô và các em sinh viên đã rất nhiệt tình và ủng hộ chuyến đi, nên cuối cùng mọi việc đều suôn sẻ.
 |
Đoàn giảng viên, sinh viên tại Nhà máy Honda Việt Nam, ngày 02/12/2020. |
Cuộc
gặp gỡ giữa cán bộ nhân viên công ty Honda và đoàn
trường ĐH Thăng Long được bắt đầu vào lúc 8:30’,
sinh viên đã được lắng nghe sự giới thiệu về quá
trình hoạt động và phát triển của Công ty Honda, sau đó
được cán bộ Công ty điều phối và hướng dẫn đoàn
lên 2 xe của công ty vào tham quan trực tiếp dây truyền
sản xuất ô tô. Để đảm bảo bảo mật, tất cả điện
thoại được cất giữ tại tủ đồ của Công ty, các
giảng viên và sinh viên đều được trang bị mũ và kính
trong quá trình tham quan nhằm bảo vệ mắt khi quan sát
trực tiếp công việc hàn xì trong Nhà máy, Đoàn được
quan sát tận mắt các khâu trong quá trình sản xuất một
chiếc xe như hàn xì, lắp ráp động cơ, khung, sơn, phun
nước, kiểm tra xe,…
Sau
khoảng 1 tiếng tham quan Nhà máy, đoàn trường quay trở
lại phòng hội thảo để gặp gỡ, trao đổi và giao lưu
với nhân viên Nhà máy và ở đây là được gặp Trường
phòng Logistics của Công ty, được anh giới thiệu cách
làm logistics của Công ty. Qua đó, các em cũng phần nào
hiểu được mô hình và quy trình làm việc tại Công ty.
Cùng với đó, có sự trao đổi giữa trưởng phòng
Logistics và giảng viên, sinh viên để thấu hiểu và làm
rõ hơn về quy trình làm việc cũng như để làm sao tiết
kiệm nhất trong khâu vận chuyển, làm sao để bảo vệ
môi trường khi hàng ngàn, hàng triệu chiếc xe được đưa
đi đến khắp mọi miền đất nước, và hình thức vận
chuyển chúng ra nước ngoài, kế hoạch sản xuất có được
chia sẻ với các đối tác nhằm đảo bảo sự vận hành
trơn chu và không bị tắc nghẽn trong quá trình làm việc.
Được nghe những câu trả lời của phía đối tác, các
thầy cô và các em sinh viên đều cảm thấy hài lòng về
sự thân thiện cũng như sự chuyên nghiệp từ phía công
ty.
Tiếp theo đó, đoàn trường được hỗ trợ một bữa ăn trưa tại công ty, được thưởng thức khẩu phần ăn như một nhân viên thực sự.
Sau khi hoàn thành bữa trưa, đoàn trường quay trở lại phòng hội thảo làm phiếu khảo sát từ phía công ty Honda, cám ơn trao quà tặng và mỗi thành viên của trường cũng đều nhận được một món quà ý nghĩa của công ty Honda Việt nam.
Sau buổi tham quan thực tế, các thầy cô cùng các em sinh viên có thực hiện một phiếu khảo sát của Trung tâm Kết nối Đại học Doanh nghiệp. Sau đây là những kết quả chủ yếu đã thu được:
Đối với 94% các sinh viên, đây là lần đầu tiên họ được đi tham quan một doanh nghiệp.
Thành phần sinh viên ngành Quản lý Kinh tế đi tham quan nhà máy Honda chủ yếu đến từ các lớp QL (Logistics và quản lý chuỗi cung ứng) với 39 sinh viên (trên 46 câu trả lời), chiếm 84.8%. Bảy sinh viên còn lại đến từ các lớp khác là QB (Quản trị Kinh Doanh, 1 sinh viên) và lớp QM (Marketing, 6 sinh viên). Về thành phần khóa tuyển vào trường, sinh viên lớp QL đại đa số là sinh viên năm thứ 2 (Khóa 32), trong khi sinh viên lớp QB và QM thuộc các khóa trước, từ K30 đến K29, chủ yếu là K31 (năm thứ 3). Cũng có 1 sinh viên mới được tuyển vào năm học mới (K33) đã đến tham gia sinh hoạt ngoại khóa này.
 |
Biểu đồ đánh giá tính hữu ích của chuyến tham quan |
Với
một
thang đánh giá chuyến
tham quan
5 điểm (1
là
Kém nhất - 5
là
Hữu ích nhất) thì số lượng chọn hữu ích nhất chiếm
tỷ lệ cao nhất là 51% (25 sinh viên lựa chọn), trong
khi có
12,2% (6 sinh viên) lựa chọn trung bình. Đa số sinh viên
(43
trên 46 trả lời)
đã đánh giá chuyến tham quan ở mức hữu ích.
Trong những góp ý nhằm cải tiến các chuyến tham quan tiếp theo, sau đây:
- Thời
gian tham quan thực tế nên lâu hơn, chi tiết hơn, sát
với chuyên ngành sinh viên đang theo học hơn. Ví dụ,
sinh viên ngành Logistics có mong muốn được tham quan bến
cảng, kho bãi hoặc được trực tiếp tham quan phòng làm
việc của bộ phận Logistics của Công ty, hiểu về cách
làm, cách lên kế hoạch hay quy trình hoạt động
logistics của Công ty.
- Nên
có thời gian trao đổi, giải đáp thắc mắc giữa công
ty và sinh viên hơn nữa.
Cuối
cùng, có một số đề xuất nên thông tin trước cho giảng
viên và sinh viên về kế hoạch, lịch trình và nội dung
dự kiến chuyến đi một cách rõ ràng hơn.