29 tháng 1, 2021

Đặc tính tuyển sinh năm 2020 Trường Đại học Thăng Long - Phần I.

Trường Đại học Thăng Long ngày càng thể hiện được thế mạnh của mình là một trung tâm giáo dục đa ngành, đa nghề, định hướng ứng dụng; với mô hình đào tạo - học tập cập nhật theo môi trường làm việc thực tế. Điều đó được thể hiện bởi cơ sở vật chất ngày càng khang trang, hiện đại và quy mô tuyển sinh ngày càng tăng trong những năm gần đây. Năm 2020, Trường ĐHTL đã đăng ký 3400 chỉ tiêu tuyển sinh đại học, hệ chính quy, và đã tuyển đủ. Cho nên, năm 2020 là một năm tuyển sinh nhiều thành công của Trường, với sự tăng quy mô về số lượng và hoàn thành chỉ tiêu ngay trong những ngày đầu xét tuyển hồ sơ. Các con số cụ thể được thể hiện bởi những thống kê về sinh viên theo từng Ngành, từng Khoa và sinh viên đến từ các vùng miền trong cả nước như sau:

1. Thống kê sinh viên theo từng Khoa

Số sinh viên nhập học theo các Khoa được thống kê qua tỉ lệ % như sau:


Trong tổng số sinh viên toàn trường Khóa 33, các Khoa có tỉ lệ sinh viên nhập học cao nhất lần lượt là Khoa Kinh tế Quản lý với 38,9%; Khoa Ngoại ngữ với 24,3%; tiếp theo lần lượt là các Khoa Toán tin, Quản trị DV Du lịch Lữ hành, Truyền thông Đa phương tiện, Khoa KHXH & Nhân văn, KH Sức khỏe và cuối cùng là Khoa Âm nhạc ứng dụng với 1,2%.

2. Thống kê tuyển sinh theo từng Ngành

 

 

Tỉ lệ % sinh viên nhập học các Ngành Khóa 33 từ cao xuống thấp được thống kê như sau:


Ngành học có số sinh viên đăng ký cao nhất là Du lịch dịch vụ lữ hành (QT) với 9,9%; đứng thứ hai là ngành Ngôn ngữ Anh (NE) với 9%; đứng thứ 3 là ngành Quản trị kinh doanh (QE) với 7,2%; và các ngành có tỷ lệ sinh viên đăng ký ít hơn nhất là ngành Toán ứng dụng (TM) với 0,4% và cuối cùng là ngành Dinh dưỡng (SD) với 0,2%. (Chú thích tên các ngành các bạn tham khảo hình bên tay trái).







 

 

3. Thống kê tuyển sinh theo từng Ngành trong Khoa

- Khoa Kinh tế Quản lý

Thống kê số sinh viên nhập học các Ngành trong Khoa Kinh tế - Quản lý như sau:


Trong tổng số sinh viên Khoa kinh tế, số sinh viên đăng ký ngành Quản trị kinh doanh chiếm tỷ lệ cao nhất với khoảng 18,4%; đứng thứ 2 là ngành Kế toán với 16,6%; tiếp theo là các ngành Tài chính, Logistics, Kinh tế Quốc tế, Marketing, Luật kinh tế, Ngân hàng và đứng cuối cùng là ngành Quản trị marketing với 5,2%.

- Khoa Toán tin

Thống kê số sinh viên nhập học các Ngành trong Khoa Toán tin như sau:

 

Trong tổng số các sinh viên đăng ký nhập học Khoa Toán tin có số sinh viên ngành Công nghệ thông tin nhập học cao nhất là 47,3%; đứng thứ 2 là ngành Khoa học máy tính với 23,2%; tiếp theo là các ngành Hệ thống thông tin, Trí tuệ nhân tạo Mạng máy tính và cuối cùng là ngành Toán ứng dụng với 2,5%.

- Khoa Ngoại ngữ

Thống kê số sinh viên nhập học các Ngành trong Khoa Ngoại ngữ như sau:

 

Trong số các sinh viên K33 Khoa Ngoại ngữ, số sinh viên nhập học ngành Ngôn ngữ Anh chiếm tỷ lệ cao nhất là 36,9%; đứng thứ 2 là ngành Ngôn ngữ Nhật với 27,9%, thứ 3 là Ngôn ngữ Hàn Quốc với 25,6% và cuối cùng là ngành Ngôn ngữ Trung Quốc với  9,6%.

- Các khoa khác

- Với Khoa Khoa học xã hội & Nhân văn có 2 Ngành là Việt Nam học và Công tác xã hội. Trong đó Khoa Việt Nam học có số sinh viên cao hơn gấp đôi so với Ngành Công tác xã hội với số sinh viên lần lượt có tỉ lệ là: 67,1% và 32,9%.

- Với Khoa Khoa học sức khỏe cũng có 2 Ngành là Điều dưỡng và Dinh dưỡng. Trong đó, số lượng sinh viên đăng ký ngành điều dưỡng chiếm 90,9% nhiều hơn gấp 10 lần so với số sinh viên đăng ký nhập học ngành Dinh dưỡng là 9,1%.

Trong bài kế tiếp (phần 2), chúng tôi sẽ xem xét sự phân bổ Nam/Nữ giữa các khoa và nguồn gốc địa phương các tân sinh viên K33.


22 tháng 1, 2021

Open Tech Talk - Become High Level Javascript Developer

Chú ý: Do tình hình Covid tại Hà Nội và các tỉnh đang diễn biến phức tạp, Linagora Vietnam quyết định thay đổi mô hình tổ chức Open Tech Talk - Become High Level Javascript Developer sang mô hình Webinar. Buổi tọa đàm trực tuyến sẽ được tổ chức vào lúc 16:30 - 18:00 chiều nay ngày 29/01/2021 tại https://jitsi.linagora.com/OpenTechTalk.

Sự kiện này hứa hẹn sẽ rất thú vị đối với các bạn sinh viên trong lĩnh vực phát triển phần mềm ứng dụng, đặc biệt là các bạn sinh viên năm cuối.


Buổi tọa đàm công nghệ Open Tech Talk là chuỗi sự kiện giao lưu và trao đổi về công nghệ được tổ chức hàng quý bởi Công ty TNHH LINAGORA VIETNAM, trực thuộc tập đoàn LINAGORA của Pháp hoạt động trong lĩnh vực Phần mềm Nguồn mở và dẫn đầu tại thị trường Pháp về Giải pháp Nguồn mở với hơn 20 năm kinh nghiệm và hơn 200 chuyên gia làm việc tại trụ sở ở Pháp, Canada, Tunisie và Việt Nam. 

Chủ đề 1: Minimum Viable Product version from scratch


Anh Lê Công Tuấn, Trưởng nhóm kỹ thuật tại Linagora Vietnam 
sẽ chia sẻ về quá trình phát triển nền tảng SaaS từ còn là ý tưởng đến khi có một phiên bản với đầy đủ chức năng cơ bản được triển khai lên môi trường production (MVP), cùng với đó là phương thức làm việc nhóm và những lưu ý để một sản phẩm để được xem là sẵn sàng cho production. 

 

 

 

Chủ đề 2: Clean architecture for Nodejs Application 


Anh Trịnh Huy Hoàng, Senior Javascript Developer
 sẽ chia sẻ về kiến trúc backend application được viết bằng Nodejs và Typescript của nền tảng SaaS, qua đó sẽ mang đến những bài học thực tế để giữ cho kiến trúc của ứng dụng được rõ ràng, dễ phát triển, dễ bảo trì cho toàn nhóm phát triển và dễ hiểu với những người mới. 

 

 

 

 

Thông tin chung về sự kiện:

► Đăng kí tham dự tọa đàm tại đây https://bit.ly/register-ott

► Thời gian: 16:30 - 18:00, Thứ 6, ngày 29 tháng 01/2021

► Link tham gia webinar: https://jitsi.linagora.com/OpenTechTalk

Sự kiện hoàn toàn MIỄN PHÍ, tuy nhiên, do số lượng chỗ ngồi có hạn, cho nên các bạn sinh viên vui lòng đăng ký sớm!

15 tháng 1, 2021

Lương theo ngành đào tạo (2017-2018)

Đoàn đánh giá chất lượng giáo dục đại học của Trung tâm VNU-CEA, cùng với Hiệu trưởng TĐH Thăng Long Phan Huy Phú (đứng ở giữa, vị trí thứ tư từ bên trái)

Trường Đại Học Thăng Long nhận được giấy chứng nhận về chất lượng có sở giáo dục đại học vào giữa năm 2018. Để được như vậy, một điều mà  Trung tâm Kiểm định Chất lượng Giáo dục (VNU-CEA) của Đại học Quốc Gia Hà Nội đã phải thực hiện là một cuộc khảo sát đối với toàn bộ 755 sinh viên của Trường Đại học Thăng Long đã tốt nghiệp vào năm 2017. Theo kết quả cuộc khảo sát đó, dựa vào 427 sinh viên đã phản hồi, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra Trường Đại học Thăng Long có việc làm trong vòng 1 năm đạt 93,7 %.

Chúng tôi đã phân tích tiếp kết quả cuộc khảo sát nói trên để đưa ra một số thông tin bổ sung có ích nhằm giúp sinh viên trong định hướng nghề nghiệp. 

Tuy nhiên, chúng tôi xin nhắc lại các bạn phải cẩn thận trước khi muốn kết luận bởi vì những kết quả của một khảo sát sẽ chịu ảnh hưởng của phương pháp khảo sát được áp dụng, như cách đặt câu hỏi, các câu trả lời để lựa chọn, v.v. Đôi khi còn phải xem xét tính trung thực của người trả lời khảo sát, do có thể biến động vì nhiều lý do. Vì thế, kết quả của khảo sát chỉ mang tính chất tham khảo mà thôi nhé.

Thành phần sinh viên được khảo sát

Bảng dưới đây giới thiệu mẫu sinh viên được khảo sát theo các ngành đào tạo (xếp theo thứ tự A,B,C ...) của Trường và số sinh viên đã trả lời cho phiếu khảo sát.

Ngành đào tạo

  SV khảo sát  

  SV trả lời  

% mẫu
(427 SV)

Công tác xã hội 23 9

2,1%

Điều dưỡng 43 28

6,6%

Hệ thống Thông tin Quản lý (HTTTQL) 6 4

0,9%

Kế toán 141 78

18,3%

Khoa học máy tính 21 16

3,8%

Ngôn ngữ Anh 57 36

8,4%

Ngôn ngữ Nhật 58 22

5,2%

Ngôn ngữ Trung Quốc 18 11

2,6%

Quản lý bệnh viện 5 4

0,9%

Quản trị kinh doanh 118 69

16,2%

Tài chính - Ngân hàng 201 117

27,4%

Truyền thông & Mạng Máy tính (TT&MMT) 7 3

0,7%

Toán ứng dụng 1 0

0%

Việt Nam học 35 15

3,5%

Y tế công cộng 21 15

3,5%

Tổng cộng

755

427

100%

Tỷ lệ sinh viên tham gia khảo sát đạt 56,6% là tương đối cao. Bảng trên cho thấy sinh viên của bốn ngành thuộc Khoa Kinh tế Quản lý chiếm trên 60% của mẫu sinh viên đã trả lời. Sinh viên tất cả các ngành có tỷ lệ trả lời cao (55% trở lên) trừ ngành Ngôn ngữ Nhật (37%), Công tác xã hội (39%), Việt Nam học (42%) và Truyền thông & Mạng Máy tính (42%). Chúng tôi không tính ngành Toán Ứng dụng do chỉ có 1 sinh viên trong danh sách được khảo sát cũng không có trả lời.

Tỷ lệ sinh viên có việc làm theo các ngành

Biểu đồ sau đây giới thiệu tỷ lệ trong 427 sinh viên đã khai báo có tìm việc làm trong vòng 1 năm. Số trong ngoặc đơn ở các ngành là số lượng sinh viên đã trả lời cho cuộc khảo sát. Một năm sau khi tốt nghiệp, số sinh viên có việc làm là 400, đạt tỷ lệ chung cho các ngành là 93,7%. Số sinh viên khai báo không có việc làm là 27, trong số đó có 7 sinh viên khai báo là tiếp tục đi học.

Cần phải bổ sung thêm thông tin là trong 400 sinh viên đã khai báo có việc làm có 77 sinh viên còn tiếp tục đi học.

Biểu đồ sau đây giới thiệu tỷ lệ sinh viên đã có việc làm trong vòng 6 tháng sau khi tốt nghiệp:

Như vậy, ngay trong vòng 6 tháng sau khi tốt nghiệp có đến 371 sinh viên, đạt tỷ lệ chung là 86,9%, đã tìm được việc làm. Trong đó nhiều ngành có tỷ lệ sinh viên có việc làm trên 95%, thậm chí 100%.

Tỷ lệ sinh viên khai báo ngành đào tạo là phù hợp

Bảng sau đây giới thiệu tỷ lệ sinh viên đã khai báo là lĩnh vực làm việc hiện tại của họ phù hợp với ngành được đào tạo:

Tỷ lệ trung bình các ngành đạt 67%. Tỷ lệ đạt cao nhất ở ngành Truyền thông và Mạng Máy tính, tuy nhiên số sinh viên tham gia khảo sát không lớn (chỉ có 3 sinh viên). Tỷ lệ khai báo phù hợp trên 90% ở 2 ngành ngôn ngữ Trung Quốc và Nhật Bản, trong khi tỷ lệ ở Ngôn ngữ Anh đạt 66%. Chỉ có 4 ngành có sinh viên khai báo tỷ lệ phù hợp thấp hơn số trung bình là Việt Nam học, Tài chính Ngân hàng, Quản lý bệnh viện và Hệ thống Thông tin và Quản lý, nhưng số sinh viên ở 2 ngành cuối cùng này không nhiều trong khảo sát cho nên kết quả đó khó có thể đại diện cho tình hình thực tế.

Tỷ lệ sinh viên làm việc theo các khối

Biểu đồ tiếp theo cho thấy phần lớn sinh viên ra trường năm 2017 tìm được việc làm ở khối tư nhân là chính, đặc biệt ở các ngành thuộc 2 khoa Kinh tế Quản lý và Ngoại ngữ, trong khi sinh viên các ngành Công tác Xã hội và Y tế Công cộng có tỷ lệ tìm được việc trong các cơ quan của Nhà nước cao hơn.


Lương trung bình tháng theo các ngành


Lương trung bình tháng của 374 sinh viên các ngành đã trả lời cho khảo sát là 9,1 triệu đồng/tháng. Vậy có 5 ngành sinh viên đã khai báo lĩnh lương hàng tháng thấp hơn lương trung bình các ngành là ngành Kế toán, Y tế Công cộng, Công tác Xã hội, Quản lý Bệnh viện và Điều dưỡng. Lương trung bình sinh viên ngành Kế toán trong năm đầu sau khi ra trường khoảng 6,9 triệu đồng/tháng. Sinh viên trong các ngành trong lĩnh vực công nghệ thông tin khai báo mức lương cao nhất (16 - 17 triệu đồng/tháng) trong các ngành được khảo sát không phải là một điều ngạc nhiên do vai trò của công nghệ thông tin trong xã hội hiện đại. Hai ngành Việt Nam học và Ngôn ngữ Trung Quốc cũng khai báo mức lương cao (trên 14 triệu đồng/tháng) có phần nào liên quan đến yếu tố làm việc với nước ngoài nhưng cũng phải chú ý là số sinh viên trả lời khảo sát cũng không phải nhiều.

Để kết luận, chúng tôi thấy kết quả của khảo sát kiểm định chất lượng giáo dục đại học của Trường Đại học Thăng Long, do Trung tâm VNU-CEA đã thực hiện mang lại một hình ảnh khá tích cực về chất lượng đào tạo và khả năng tuyển dụng của sinh viên đã tốt nghiệp ra trường năm 2017.


12 tháng 1, 2021

Hitachi Social Innovation Forum 2021 online

 


Nếu bạn quan tâm và muốn tìm hiểu cách ứng dụng chiến lược số hóa vào các lĩnh vực Thành phố thông minh (Smart Cities), Sản xuất thông minh (Smart Manufacturing) và Dịch vụ công thông minh (Smart Public Services), nhất là nếu bạn đặc biệt quan tâm đến các lĩnh vực A.I., IoT và Logistics, thì đây là một sự kiện dành cho bạn,

Năm nay, chủ đề của Hitachi Social Innovation Forum (HSIF) 2021 Southeast Asia là "Digital Transformation in the New Normal" (Chuyển đổi kỹ thuật số trong Chuẩn Bình thường Mới). Bạn có thể tham khảo tổng quát nội dung của HSIF 2021 tại đây. Lịch chi tiết của sự kiện có thể xem tại đây (nhấn nút đỏ ENTER để vào trang sự kiện với tư cách là khách).

Sự kiện sẽ diễn ra trực tuyến, ngày thứ năm 21 tháng 01/2021, từ 9:30 đến 16:30 (giờ Việt Nam, GMT+7)

Mọi người có quan tâm đến HSIF 2021 có thể đăng ký tham gia miễn phí tại đây.

Hitachi Social Innovation Forum (HSIF - Diễn đàn Đổi mới Xã hội Hitachi)  là một sự kiện hàng đầu toàn cầu của tập đoàn Hitachi, đã diễn ra lần đầu tại Singapore vào tháng 11 năm 2014. Sau đó, tiếp nối thành công của mình, HSIF đã đến Myanmar, Thái Lan, Việt Nam (năm 2016 và 2018), Indonesia, Malaysia và Philippines. Diễn đàn HSIF là một địa điểm để tìm kiếm cơ hội hợp tác sáng tạo với khách hàng và đối tác, đồng thời hướng tới hiện thực hóa một xã hội bền vững thông qua Kinh doanh Đổi mới Xã hội.

Bài đọc nhiều