29 tháng 1, 2021

Đặc tính tuyển sinh năm 2020 Trường Đại học Thăng Long - Phần I.

Trường Đại học Thăng Long ngày càng thể hiện được thế mạnh của mình là một trung tâm giáo dục đa ngành, đa nghề, định hướng ứng dụng; với mô hình đào tạo - học tập cập nhật theo môi trường làm việc thực tế. Điều đó được thể hiện bởi cơ sở vật chất ngày càng khang trang, hiện đại và quy mô tuyển sinh ngày càng tăng trong những năm gần đây. Năm 2020, Trường ĐHTL đã đăng ký 3400 chỉ tiêu tuyển sinh đại học, hệ chính quy, và đã tuyển đủ. Cho nên, năm 2020 là một năm tuyển sinh nhiều thành công của Trường, với sự tăng quy mô về số lượng và hoàn thành chỉ tiêu ngay trong những ngày đầu xét tuyển hồ sơ. Các con số cụ thể được thể hiện bởi những thống kê về sinh viên theo từng Ngành, từng Khoa và sinh viên đến từ các vùng miền trong cả nước như sau:

1. Thống kê sinh viên theo từng Khoa

Số sinh viên nhập học theo các Khoa được thống kê qua tỉ lệ % như sau:


Trong tổng số sinh viên toàn trường Khóa 33, các Khoa có tỉ lệ sinh viên nhập học cao nhất lần lượt là Khoa Kinh tế Quản lý với 38,9%; Khoa Ngoại ngữ với 24,3%; tiếp theo lần lượt là các Khoa Toán tin, Quản trị DV Du lịch Lữ hành, Truyền thông Đa phương tiện, Khoa KHXH & Nhân văn, KH Sức khỏe và cuối cùng là Khoa Âm nhạc ứng dụng với 1,2%.

2. Thống kê tuyển sinh theo từng Ngành

 

 

Tỉ lệ % sinh viên nhập học các Ngành Khóa 33 từ cao xuống thấp được thống kê như sau:


Ngành học có số sinh viên đăng ký cao nhất là Du lịch dịch vụ lữ hành (QT) với 9,9%; đứng thứ hai là ngành Ngôn ngữ Anh (NE) với 9%; đứng thứ 3 là ngành Quản trị kinh doanh (QE) với 7,2%; và các ngành có tỷ lệ sinh viên đăng ký ít hơn nhất là ngành Toán ứng dụng (TM) với 0,4% và cuối cùng là ngành Dinh dưỡng (SD) với 0,2%. (Chú thích tên các ngành các bạn tham khảo hình bên tay trái).







 

 

3. Thống kê tuyển sinh theo từng Ngành trong Khoa

- Khoa Kinh tế Quản lý

Thống kê số sinh viên nhập học các Ngành trong Khoa Kinh tế - Quản lý như sau:


Trong tổng số sinh viên Khoa kinh tế, số sinh viên đăng ký ngành Quản trị kinh doanh chiếm tỷ lệ cao nhất với khoảng 18,4%; đứng thứ 2 là ngành Kế toán với 16,6%; tiếp theo là các ngành Tài chính, Logistics, Kinh tế Quốc tế, Marketing, Luật kinh tế, Ngân hàng và đứng cuối cùng là ngành Quản trị marketing với 5,2%.

- Khoa Toán tin

Thống kê số sinh viên nhập học các Ngành trong Khoa Toán tin như sau:

 

Trong tổng số các sinh viên đăng ký nhập học Khoa Toán tin có số sinh viên ngành Công nghệ thông tin nhập học cao nhất là 47,3%; đứng thứ 2 là ngành Khoa học máy tính với 23,2%; tiếp theo là các ngành Hệ thống thông tin, Trí tuệ nhân tạo Mạng máy tính và cuối cùng là ngành Toán ứng dụng với 2,5%.

- Khoa Ngoại ngữ

Thống kê số sinh viên nhập học các Ngành trong Khoa Ngoại ngữ như sau:

 

Trong số các sinh viên K33 Khoa Ngoại ngữ, số sinh viên nhập học ngành Ngôn ngữ Anh chiếm tỷ lệ cao nhất là 36,9%; đứng thứ 2 là ngành Ngôn ngữ Nhật với 27,9%, thứ 3 là Ngôn ngữ Hàn Quốc với 25,6% và cuối cùng là ngành Ngôn ngữ Trung Quốc với  9,6%.

- Các khoa khác

- Với Khoa Khoa học xã hội & Nhân văn có 2 Ngành là Việt Nam học và Công tác xã hội. Trong đó Khoa Việt Nam học có số sinh viên cao hơn gấp đôi so với Ngành Công tác xã hội với số sinh viên lần lượt có tỉ lệ là: 67,1% và 32,9%.

- Với Khoa Khoa học sức khỏe cũng có 2 Ngành là Điều dưỡng và Dinh dưỡng. Trong đó, số lượng sinh viên đăng ký ngành điều dưỡng chiếm 90,9% nhiều hơn gấp 10 lần so với số sinh viên đăng ký nhập học ngành Dinh dưỡng là 9,1%.

Trong bài kế tiếp (phần 2), chúng tôi sẽ xem xét sự phân bổ Nam/Nữ giữa các khoa và nguồn gốc địa phương các tân sinh viên K33.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đọc nhiều