04 tháng 2, 2021

Đặc tính tuyển sinh năm 2020 Trường Đại học Thăng Long - Phần II.

Trong phần I chúng ta đã xem xét đặc tính tuyển sinh năm học 2020-2021 (khóa 33) tại Trường Đại học Thăng Long. Trong phần này, chúng tôi xem tiếp những đặc tính tuyển sinh theo giới tính và theo vùng địa phương.

1. Thống kê Nam/nữ trong tuyển sinh

- Số lượng nam/nữ Khóa 33.


Trong tổng số sinh viên nhập học K33 năm 2020, tỉ lệ sinh viên nữ nhập học chiếm gần 71% khá cao so với tỉ lệ sinh viên nam với khoảng 29%.

- Thống kê số lượng nam/nữ trong các Khoa

 


Tỉ lệ nam nữ trong các Khoa cũng có sự chênh lệch khá cao nghiêng về sinh viên nữ. Chỉ có 2 Khoa có tỉ lệ sinh viên nam cao hơn sinh viên nữ là Khoa Toán tin với tỉ lệ % sinh viên lần lượt là 79,5% và 20,5%; và Khoa Âm nhạc Ứng dụng với số sinh viên nam là 57,4% và sinh viên nữ 42,6%. 

- Thống kê số lượng sinh viên nam/nữ - Khoa Kinh tế - Quản lý



So sánh tỉ lệ % sinh viên nam trong từng Ngành - Khoa Kinh tế - Quản lý, thì tỉ lệ sinh viên nam đăng ký cao nhất là Ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng với 45,3%, đứng thứ 2 là ngành Quản trị kinh doanh với 38,5%, tiếp theo lần lượt là các ngành Quản trị Marketing, Marketing, Ngân hàng, Luật Kinh tế, Tài chính, Kinh tế Quốc tế, và cuối cùng là ngành Kế toán với 7%.

- Thống kê số lượng sinh viên nam/nữ - Khoa Ngoại ngữ 

 



Trong tổng số các sinh viên Khoa Ngoại ngữ. Số sinh viên nam đăng ký ngành Ngôn ngữ Anh là cao nhất với 19,7%, tiếp theo là ngành Ngôn ngữ Nhật với 12,5%, ít hơn là ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc với 4,5% và cuối cùng là ngành Ngôn ngữ Trung Quốc với 3%.
 

- Thống kê số lượng sinh viên nam/nữ - Khoa Toán tin


 
Trong tổng số các sinh viên Khoa Toán tin, số lượng sinh viên nam đăng ký học ngành Công nghệ thông tin (TT) là cao nhất với 88,1%, đứng thứ 2 là ngành Trí tuệ nhân tạo (TA) với 80,4%, tiếp theo là các ngành Khoa học máy tính (TI) với 79,7%, Mạng máy tính & truyền thông dữ liệu (TC) với 78,9%, Toán ứng dụng (TM) với 64,3% và cuối cùng là ngành Hệ thống thông tin (TE) với 47,7%.
 

2. Thống kê tuyển sinh theo các vùng miền toàn Khóa 33 và theo từng Khoa.

 

Trên hình bản đồ Việt Nam của  trang wikipedia.vn, chúng tôi đã khoanh lại các vùng miền bao gồm các tỉnh sau đây (bài viết chỉ nêu những tỉnh có sinh viên K33 trường ĐH Thăng Long).
 
- Tây Bắc: 
Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái
- Đông Bắc: 
Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang, Thái Nguyên,  Tuyên Quang, Phú Thọ.
- ĐB Sông Hồng: 
Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Ninh Bình.
- Bắc Trung Bộ: 
Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng Bình, Huế, Hà Tĩnh
- Nam Trung Bộ: 
Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định
- Tây Nguyên: 
Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng.
- Đông Nam Bộ: 
TP Hồ Chí Minh, Bình Dương.
- ĐB sông Cửu Long: 
An Giang, Kiên Giang

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Thống kê sinh viên đến từ các vùng miền Khóa 33. 

 


 

Trên tổng số sinh viên K33 nhập học năm 2020, sinh viên đến từ TP. Hà Nội, bao gồm nội thành và ngoại thành, là đông nhất chiếm tỷ lệ 43,7%. Trong số đó, các em ở nội thành nhiều hơn các em sống ở ngoại thành. Kế tiếp là sinh viên đến từ các tỉnh đồng bằng Sông Hồng (trừ TP. Hà Nội), đăng ký nhập học với 33%. Tiếp theo là các sinh viên đến từ khu vực Đông Bắc Bộ (11,4%); Bắc Trung Bộ (7,2%). Có một vài sinh viên đến từ các vùng miền xa như Tây Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long, nhưng chỉ  chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, chưa đến 1%.

Lý do để tách ra sinh viên TP. Hà Nội thành 2 nhóm, nội thành và ngoại thành, là vì sinh viên ngoại thành có xác suất phải thuê nhà ở trọ cao hơn so với sinh viên ở nội thành.

 

- Thống kê sinh viên đến từ các vùng miền - Khoa Kinh tế Quản lý



 
Khu vực Đồng bằng Sông Hồng (trừ TP. Hà Nội) có tỉ lệ sinh viên cao nhất chiếm 31,3% trên tổng số sinh viên toàn Khoa; tiếp theo là sinh viên đến từ các quận Nội thành Hà Nội chiếm 26,5%; các em đến từ các Huyện ngoại thành chiếm 18,4%; tiếp theo là các sinh viên đến từ vùng Đông Bắc chiến 11,2%; Các tỉnh Bắc Trung Bộ chiếm 7,4% và Tây Bắc chiếm 4,2%; vùng Tây Nguyên chiếm 0,3% và các vùng khác chỉ chiếm khoảng 0,1%.
 

 - Thống kê sinh viên đến từ các vùng miền - Khoa Toán tin

 


Với tổng số sinh viên Khoa Toán tin, số sinh viên đến từ các tỉnh ĐB Sông Hồng (trừ TP Hà Nội) chiếm 36,2%; các sinh viên đến từ các quận nội thành Hà Nội và các Huyện ngoại thành Hà Nội đều chiếm khoảng 21,7%; Tiếp theo đó là sinh viên đến từ các tỉnh thuộc Đông Bắc Bộ với 10,1%; Bắc Trung Bộ với 6,9% và Tây Bắc 2,7%; Nam Trung Bộ, Tây Nguyên chỉ có 0,2%; Khu vực Đông Nam Bộ và ĐB Sông Cửu Long không có sinh viên nào.
 

- Thống kê sinh viên đến từ các vùng miền - Khoa Ngoại ngữ

 


 

Trong tổng số các sinh viên K33 Khoa Ngoại ngữ, sinh viên đến từ các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng (trừ Hà Nội) chiếm khoảng 41,4% chiếm đại đa số; Tiếp theo là khu vực ngoại thành Hà Nội chiếm 20,3%; khu vực nội thành Hà Nội chiếm 13,6%; Sinh viên đến từ khu vực Đông Bắc chiếm gần 13%; khu vực Bắc Trung Bộ chiếm 8,1%. Số còn lại rất ít đến từ các tỉnh Tây Bắc (2,5%); Tây Nguyên (0,4%); Đông Nam Bộ (0,3%); Nam Trung Bộ và ĐB Sông Cửu Long (0,1%).
 

- Thống kê sinh viên đến từ các vùng miền - Khoa Khoa học xã hội và Nhân văn

 


Trong tổng số các sinh viên K33 Khoa Khoa học xã hội và nhân văn, số sinh viên đến từ khu vực các quận nội thành của Hà Nội là đông nhất với 39,2%; tiếp theo là sinh viên đến từ các tỉnh ĐB Sông Hồng (trừ Hà Nội) chiếm 22,2%; sinh viên đến từ khu vực các Huyện ngoại thành Hà Nội chiếm 14,6%. Còn lại là các vùng Đông Bắc (10,1%), Tây Bắc (chiếm 6,3%), Bắc Trung Bộ (chiếm 5,1%) và các vùng khác chiếm tỉ lệ rất ít từ 0 đến 0,6%.
 

- Thống kê sinh viên đến từ các vùng miền - Khoa Khoa học sức khỏe

 



Trong tổng số các sinh viên K33 Khoa Khoa học sức khỏe. Số sinh viên đến từ khu vực các quận nội thành Hà Nội chiếm số lượng đông nhất với 39,8%; tiếp theo là các sinh viên đến từ các Huyện ngoại thành Hà Nội với 25%; đứng thứ 3 là sinh viên đến từ các tỉnh ĐB Sông Hồng (trừ khu vực Hà Nội) có chiếm 21,6%; Tây Bắc và Đông Bắc mỗi vùng chiếm 5,7% và ít nhất là khu vực Bắc Trung Bộ với 2,3%, các khu vực khác không có sinh viên nào đăng ký nhập học.
 

- Thống kê sinh viên đến từ các vùng miền - Khoa Truyền thông đa phương tiện.

 


 
K33 Khoa Truyền thông đa phương tiện có số sinh viên đến từ khu vực nội thành Hà Nội là 32,7%; các sinh viên đến từ các tỉnh ĐB Sông Hồng (trừ TP. Hà Nội) chiếm 24,4%; khu vực các huyện ngoại thành Hà Nội chiếm 14,3%; vùng Đông Bắc chiếm 12,5%; các vùng khác chiếm số ít như Bắc Trung Bộ chiếm 8,3%; Tây Bắc chiếm 0,6%. Chiếm rất ít hoặc không có sinh viên nào theo học là  các tỉnh phía Nam.

 

- Thống kê sinh viên đến từ các vùng miền - Khoa Quản trị dịch vụ Du lịch & Lữ hành.

 


K33 Khoa Quản trị dịch vụ Du lịch & Lữ hành có tỷ lệ sinh viên cao nhất đến từ các quận nội thành Hà Nội với 35,1%; đứng thứ 2 là sinh viên đến từ các tỉnh ĐB Sông Hồng (trừ khu vực Hà Nội) với 26,8%; đứng thứ 3 là sinh viên đến từ các huyện ngoại thành Hà Nội với 16,1%; Sau đó là vùng Đông Bắc có 11,3%; số sinh viên đến từ Bắc Trung Bộ với 6,4%; các tỉnh Tây Bắc có 3,5%; còn lại là số rất ít đến từ các vùng khác.

 

- Thống kê sinh viên đến từ các vùng miền - Khoa Âm nhạc ứng dụng.

 




Trong tổng số các sinh viên K33 Khoa Âm nhạc Ứng dụng, chiếm 44,7% là sinh viên đến từ các quận nội thành Hà Nội và là khu vực chiếm đại đa số sinh viên trong Khoa; chiếm 21,3 % là sinh viên đến từ các tỉnh ĐB Sông Hồng (trừ Hà Nội); nhiều thứ 3 là 14,9% đến từ khu vực Đông Bắc; số còn lại chiếm tỉ lệ ít là các sinh viên đến từ các vùng khác.

3. Một số kết luận về định tính tuyển sinh K33

  • So sánh số sinh viên giữa các Khoa trong toàn trường K33 thì số sinh viên nhập học Khoa Kinh tế - Quản lý chiếm tỷ lệ cao nhất trên toàn trường với 38,9%, tiếp theo là Khoa Ngôn ngữ với 24,3%, đứng thứ 3 là Khoa Toán tin với 14,6%. Đây cũng là những Khoa có thế mạnh tại Trường, các Khoa khác tuy có số lượng sinh viên đăng ký ít hơn, nhưng lại là các Khoa có ít (chỉ từ 01 đến 02 Ngành học như Khoa Quản trị Dịch vụ Du lịch & Lữ hành, Khoa Truyền thông đa phương tiện, Khoa KHXH & Nhân văn, Khoa KH sức khỏe và Khoa Âm nhạc ứng dụng.
  • Đối với số sinh viên nhập học theo các Ngành, ngành Quản trị dịch vụ Du lịch & Lữ hành có tỷ lệ sinh viên nhập học cao nhất trên toàn trường, chiếm tỷ lệ 9,9%; tiếp theo là ngành Ngôn ngữ Anh với 9%; ngành Quản trị Kinh doanh 7,2% và ngành Công nghệ thông tin là 6,9%. Ngành có số lượng sinh viên đăng ký ít hơn hẳn là Toán ứng dụng với 0,4% và ngành Dinh dưỡng 0,2%.
  • Thống kê số lượng nam/nữ K33, thì số sinh viên nữ chiếm đa số với gần 71% trên tổng số sinh viên, là khá cao so với số lượng sinh viên nam. Nhìn chung đối với hầu hết các Khoa thì số lượng sinh viên nữ tất cả các khoa đều cao hơn số lượng sinh viên nam, trừ Khoa Toán tin, đó cũng là điều hết sức bình thường vì sinh viên nam thường yêu thích Toán và Tin học hơn sinh viên nữ.
  • Trường Đại học Thăng Long đặt địa điểm tại Thành phố Hà Nội, thuộc tỉnh phía Bắc của Việt Nam, nên số sinh viên đến từ các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng là nhiều nhất, trong đó thành phố Hà Nội bao gồm các quận, huyện ngoại thành chiếm tỷ lệ cao, tiếp theo đó là vùng Đông Bắc Bộ, đến Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Chỉ có một số ít sinh viên đến từ các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên.










Bài đọc nhiều